Với người mắc bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp quản lý được chỉ số đường trong máu. Vậy người tiểu đường nên tìm hiểu xem loại thực phẩm nào phù hợp với bản thân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Nấm có phù hợp cho người tiểu đường không?”.

1. Thành phần dinh dưỡng 

Có nhiều loại nấm khác nhau, trong đó có nấm trắng, shiitake, portobello, nấm sò,… Tuy bề ngoài và hương vị khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có thành phần dinh dưỡng tương tự nhau. Điều đó được thể hiện qua hàm lượng đường và chất béo thấp. Với khoảng 70 gram nấm thô sẽ cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 15 gram
  • Carbs: 2 gram
  • Đường: 1 gram
  • Protein: 2 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Vitamin B2 hoặc riboflavin: 22% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin B3 hoặc niacin: 16% DV
  • Selen: 12% của DV
  • Photpho: 5% của DV

Nấm có phù hợp dành cho người tiểu đường?

Đặc biệt, trong nấm rất giàu selen và một số vitamin B nhất định. Trong đó, các vitamin B là một nhóm gồm 8 vitamin tan trong nước có liên quan đến cải thiện chức năng não. Còn với selen là một chất chống oxy hóa mạnh, đóng vai trò chính trong chức năng của tuyến giáp.

2. Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL)

Chỉ số GI và GL là 2 hệ thống phân loại giúp bạn đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm chứa đường. Đây là chỉ số được sử dụng rộng rãi trong theo dõi và điều trị bệnh tiểu đường. Chỉ số GI là xếp loại thực phẩm theo thang mức độ từ 0 đến 100. Thang đo sẽ cho bạn biết thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ra sao. Theo đó, chúng sẽ được chia thành 3 loại: Thấp từ 1 – 55, trung bình từ 56 – 69 và cao từ 70 – 100.

Theo chỉ số này, thực phẩm có mức GI thấp sẽ làm tăng lượng đường trong máu tốc độ chậm. Ngược lại, những thực phẩm có GI cao sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.

Nấm có phù hợp cho người tiểu đường?

Thực phẩm còn được phân loại theo mức GL để xác định lượng đường. Theo đó, tính bằng cách nhân hàm lượng GI với hàm lượng carb của một khẩu phần cụ thể và chia kết quả cho 100. Chỉ số này cũng phân loại thực phẩm thành 3 nhóm là GL thấp từ 10 trở xuống, trung bình từ 11 – 19, cao từ 20 trở lên.

Với chỉ số GL thấp nghĩa là thực phẩm ảnh hưởng ít đến lượng đường trong máu. Còn nếu GL cao cho thấy sự tác động mạnh đến lượng đường trong máu, từ đó tăng cao.

Nấm được xem là rau trắng với lượng GI thấp từ 10-15 và GL trong 70gram nhỏ hơn 1. Từ đó, bạn thấy rằng chúng sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.

3. Lợi ích của nấm cho người tiểu đường

Nấm có thể mang đến lợi ích cho một số bệnh nhân bệnh tiểu đường như sau:

  • Khi bạn có một chế độ ăn nhiều nấm và các thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp chống lại bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nấm có hàm lượng vitamin B cao sẽ có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm chức năng tinh thần và chứng mất trí ở người cao tuổi.
  • Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong nấm polysacarit có thể có đặc tính chống tiểu đường.
  • Nấm Polysacarit cũng có thể làm giảm mức cholesterol trong máu nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
  • Nấm rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng, đây là yếu tố chính để kiểm soát lượng đường trong máu. 

Nấm có phù hợp cho người tiểu đường?

Dù nấm mang lại nhiều lợi ích nhưng bạn cũng cần chú ý khi lựa chọn nấm trong bữa ăn hàng ngày. Hãy liên hệ với Nấm Mỡ Hoa Sen để được tư vấn chọn mua sản phẩm chất lượng nhé.

—————-

DINH DƯỠNG TỪ NẤM, AN LÀNH TỪ TÂMNấm Mỡ Hoa Sen mang đến cho khách hàng sản phẩm nấm tươi ngon chất lượng, đầy đủ SẮC – HƯƠNG – VỊDINH DƯỠNG cho bữa cơm gia đình Việt.

Quý khách hàng có nhu cầu mua lẻ, mua sỉ hay làm đại lý phân phối sản phẩm nấm mỡ của Công ty TNHH Trồng Nấm Hoa Sen, vui lòng liên hệ qua Hotline 03383.88.888 hoặc email marketing@namhoasen.com.vn để được hỗ trợ giá tốt nhất.

Follow NammoHoaSen on Facebook