Nấm mỡ là một một nấm phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, hay được biết đến với tên gọi là nấm trắng, nấm Paris, nấm khụy. Bên cạnh đó, loại nấm này còn được dịch từ tên tiếng Anh sang tiếng Việt là: nấm nút, nấm bảng, nấm nâu Italy,…

Tên khoa học của nấm mỡ là Agaricus bisporus (J.E.Lange) Emil J. Imbach. Tên tiếng Anh của nó bao gồm:

  • The common mushroom
  • Button mushroom
  • White mushroom
  • Table mushroom
  • Champignon mushroom
  • Crimini mushroom.

Nguồn gốc của nấm mỡ

Nguồn gốc của nấm mỡ và giá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ nấm mỡ
Hình ảnh nấm mỡ trong trang trại Nấm Hoa Sen

Lần đầu tiên nấm mỡ được phát hiện là vào năm 1871 bởi nhà thực vật học người Anh Mordecai Cubitt Cooke. Thời điểm này, nấm được gọi là Agaricus campestris var hortensis. Đến năm 1926, nấm đã được đổi tên thành Psalliota hortensis var bispora bởi nhà nấm học Đan Mạch Jakob Emanuel Lange. Năm 1938, loại nấm dinh dưỡng này đã được nâng lên cấp loài với tên là Psalliota bispora. Còn hiện tại, tên của nấm mỡ là Agaricus bisporus.

Giá trị dinh dưỡng của nấm mỡ

Nấm mỡ chứa protein, lipit, glicozit, chất xơ, sắt, canxi, magie, các loại vitamin B1, B2, B3, B6, B9.

Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều axit amin quý như threonine, alanin, axit aspartic. , leucine, citrulline, glycine, glutamic acid, sarcosine, proline …, nhiều nguyên tố vi lượng khác như Na, K, Mn, Zn, I., Cu …; Trong nấm có chứa biotin, tyrosinase, agglutinin thực vật, tỷ lệ acid linoleic trong thành phần lipid của nấm tương đối cao.

Lợi ích của nấm mỡ là gì?

Hiện nay, loại nấm này đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Nguyên nhân đến từ việc nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nhiều công dụng cho sức khoẻ.

  • Theo dinh dưỡng học cổ truyền, nấm mỡ có vị ngọt, tính mát, bổ tỳ vị, ích khí, nhuận tràng, hóa đàm, ích khí tiêu đờm. Nấm mỡ rất tốt cho người chán ăn, người mệt mỏi do tỳ vị hư nhược, viêm phế quản mãn tính, viêm gan mãn tính, hội chứng bạch cầu…
  • Theo dược lý hiện đại, nấm có tác dụng ức chế tụ cầu vàng và trực khuẩn thương hàn. Ngoài ra, nấm mỡ còn có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng tuyến tụy. Vì vậy, nấm là một trong những thực phẩm lý tưởng cho những người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và các bệnh về tuyến tụy.

Cách sử dụng nấm mỡ

Nấm mỡ có thể được chế biến theo nhiều cách: kho, xào, chiên, nướng, luộc, nhúng lẩu.

Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề về nguồn gốc của nấm mỡ và những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời từ loại nấm này. Cùng nammohoasen chọn ngay sản phẩm nấm mỡ tươi ngon chất lượng, làm tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày của bạn nhé.

NẤM HOA SEN – DINH DƯỠNG TỪ NẤM, AN LÀNH TỪ TÂM