Nấm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Và mỗi loại sẽ có những ưu điểm riêng. Trong chủ đề bài viết hôm nay, cùng namhoasen tìm hiểu chi tiết hơn về dinh dưỡng từ nấm và tác dụng của các loại nấm phổ biến nhé!

  1. Nấm hương

Nấm hương có tác dụng chống ung thư vì chúng chứa hai hoạt chất kép Lentin và Lentinula Edodes Mycelium (LEM).

Một số nghiên cứu thực hiện tại Nhật Bản đã thử nghiệm và chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư tăng đáng kể hiệu quả của hóa trị liệu tích cực khi sử dụng Lentina. Chất Lentinan giúp cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Thế nên có thể nói, tác dụng của nấm hương nổi bật nhất chính là khả ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

  1. Nấm rơm

Nấm rơm nổi tiếng với tác dụng giải độc kim loại nặng cho cơ thể rất hiệu quả. Bởi vì, các thành phần có trong nấm đặc biệt hữu ích trong việc việc loại bỏ các kim loại nặng như chì, asen,… ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.

  1. Nấm bào ngư

tác dụng của nấm bào ngư
Nấm bào ngư là một trong những loại nấm bổ dưỡng

Nấm bào ngư có tác dụng đặc biệt trong việc giảm béo vì hoạt chất taurine của nó còn có thể giúp phân giải cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm hấp thu chất béo. Nấm bào ngư còn có một số tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn hệ thần kinh tự chủ và hội chứng mãn kinh ở phụ nữ.

  1. Nấm mỡ

nấm mỡ trắng

Cả Đông và Tây y đều công nhận việc sử dụng nấm mỡ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đông y, nấm mỡ có tính mát, vị ngọt, chữa ho đờm, làm mạnh tỳ vị, ích khí tiêu thũng. Vì vậy, nấm rất tốt cho người suy nhược cơ thể, biếng ăn, mệt mỏi.

Theo y học phương Tây, các loại vitamin, axit amin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có trong nấm mỡ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích này bao gồm:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C, D, B9, sắt, selen và kẽm có trong nấm giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Phòng ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa như polyphenol, polysacarit, ergothionine, glutathione, selen và vitamin C có khả năng chống ung thư bằng cách bảo vệ tế bào khỏi tổn thương DNA và ngăn ngừa sự hình thành khối u.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: nấm có chứa chất giúp giảm cholesterol (cholesterol cao gây xơ vữa động mạch nặng dẫn đến bệnh tim mạch), giúp ngăn ngừa tế bào dính vào thành mạch máu và hình thành mảng bám. Nấm tốt cho tim mạch vì giúp duy trì huyết áp và tuần hoàn ổn định.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Polysacarit trong nấm đông cô có thể giúp hạ đường huyết và cải thiện tình trạng kháng insulin.
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột: Các polysaccharide của nấm còn thúc đẩy sản sinh các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Có thể thấy, bên cạnh những tác dụng chung nhất, mỗi loại nấm còn sở hữu những lợi thế riêng cho từng đối tượng sử dụng. Qua bài viết, hy vọng các bà nội trợ đã có thể cân nhắc lựa chọn loại nấm phù hợp với nhu cầu của mình!

—————–

Cùng nammohoasen chọn ngay sản phẩm nấm mỡ tươi ngon chất lượng, làm tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày của bạn nhé.

NẤM HOA SEN – DINH DƯỠNG TỪ NẤM, AN LÀNH TỪ TÂM